Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN MANNITOL

DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN MANNITOL

Thành phần: Mỗi 100ml dung dịch 20% chứa:
D-Mannitol.............................................................................20g
Nước cất pha tiêm vừa đủ..................................................100ml.


Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền.


Quy cách đóng gói: Chai 250ml, chai 500ml.


Các đặc tính dược lực học:Manitol là đồng phân của sorbitol. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, manitol phân bố vào khoảng gian bào. Do đó, manitol có tác dụng làm tăng độ thẩm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận, gây lợi niệu thẩm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận.Manitol chủ yếu được truyền qua đường tiêm tĩnh mạch để gây lợi niệu thẩm thấu nhằm bảo vệ chức năng thận trong suy thận cấp; để làm giảm áp lực nội sọ và giảm áp lực nhãn cầu. Manitol được dùng để gây lợi niệu ép buộc trong xử trí quá liều thuốc.Manitol là thuốc có tác dụng áp lực nhãn cầu, áp lực nội sọ ngắn hạn. Tác dụng làm giảm áp lực nhãn cầu và áp lực nội sọ xuất hiện trong vòng 15 phút sau khi bắt đầu truyền manitol và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngừng truyền; tác dụng lợi niệu xuất hiện sau khi truyền từ 1 đến 3 giờ.


Các đặc tính dược động học:Mannitol là một glucid không bị chuyển hóa, nhưng được đào thải qua thận cùng một lượng nước tương ứng.


Chỉ định:-         Phòng hoại tử thận cấp do hạ huyết áp.
-         Thiểu niệu sau mổ.
-         Gây lợi niệu ép buộc để tăng đào thải các chất độc qua đường thận.
-         Làm giảm áp lực nội sọ trong phù não.
-         Làm giảm nhãn áp.
-         Dùng trước và trong các phẫu thuật mắt.
-         Dùng làm test thăm dò chức năng thận.
-         Dùng làm dịch rửa trong cắt nội soi tuyến tiền liệt.
 Liều dùng, cách dùng:-         Làm test: Truyền tĩnh mạch 200 mg/kg thể trọng hoặc 12,5 g dung dịch manitol 15% hoặc 25%, trong 3 đến 5 phút, sẽ gây bài xuất nước tiểu ít nhất là 30 đến 50 ml mỗi giờ trong vòng từ 2 đến 3 giờ sau đó. Nếu đáp ứng với lần thứ nhất không tốt thì có thể làm lại test lần thứ hai. Nếu lưu lượng nước tiểu 2 - 3 giờ sau khi làm test dưới 30 - 50 ml/giờ thì thận đã bị tổn thương thực thể (không được dùng manitol trong trường hợp này).
 -         Phòng ngừa suy thận cấp: Làm test như trên liều thông thường người lớn cho từ 50 đến 100 g tiêm truyền tĩnh mạch với dung dịch từ 5 đến 25%. Tốc độ truyền thường điều chỉnh để có 1 lưu lượng nước tiểu ít nhất từ 30 đến 50 ml/giờ.
 -         Ðể tăng đào thải các độc tố: Làm test như trên thông thường duy trì lưu lượng nước tiểu ít nhất 100 ml/giờ, thường duy trì 500 ml/giờ và cần bằng dương tính về dịch tới 1 - 2 lít.
 -         Ðể giảm độc tính của cisplatin lên thận: Truyền nhanh 12,5 g ngay trước khi dùng cisplatin, sau đó truyền 10 g/giờ, trong 6 giờ dùng dung dịch 20%. Bù dịch bằng dung dịch có natri clorid 0,45%, kali clorid 20 - 30 mEq/lít với tốc độ 250 ml/giờ, trong 6 giờ. Duy trì lưu lượng nước tiểu trên 100 ml/giờ bằng cách truyền tĩnh mạch manitol.
 -         Làm giảm áp lực nội sọ: Truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch manitol 15% đến 25%, theo liều 1 đến 2 g/kg, trong vòng 30 đến 60 phút. Nếu hàng rào máu - não không nguyên vẹn thì truyền manitol có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ (trường hợp này nên dùng furosemid).
 -         Làm giảm áp lực nhãn cầu: Liều 1,5 đến 2 g/kg, truyền trong 30 - 60 phút với dung dịch 15 - 20%. Tác dụng xuất hiện trong vòng 15 phút tính từ lúc bắt đầu truyền manitol và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngừng truyền. Có thể đánh giá tác dụng của manitol lên áp lực nội sọ và nhãn áp bằng cách khám đáy mắt người bệnh (tình trạng phù gai thị, ứ trệ), theo dõi các triệu chứng lâm sàng. Ðiều chỉnh liều, nồng độ dịch và tốc độ truyền theo mức độ đáp ứng của người bệnh.
 -         Dùng trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo:Dung dịch manitol từ 2,5% đến 5% được dùng để tưới, rửa bàng quang trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo.
 -         Liều dùng trong nhi khoa
 ·        Ðiều trị thiểu niệu hoặc vô niệu: Làm test với liều 200 mg/kg như trên; liều điều trị là 2g/kg truyền tĩnh mạch dung dịch 15 - 20% trong 2 - 6 giờ.
 ·        Ðể giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu: Liều 2g/kg, truyền trong 30 - 60 phút dùng dung dịch 15 - 25%.
 -         Người cao tuổi: Bắt đầu bằng liều ban đầu thấp nhất và điều chỉnh theo đáp ứng.
 Chống chỉ định:

- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. -         Mất nước. Suy tim sung huyết, các bệnh tim nặng.
 -         Phù phổi, sung huyết phổi.
 -         Chảy máu nội sọ sau chân thương sọ nạo (trừ trong lúc phẫu thuật mở hộp sọ)
 -         Phù do rối loạn chuyển hóa có kèm theo dẽ vỡ mao mạch.
 -         Suy thận nặng (trừ trường hơp có đáp ứng với test gây lợi niệu; nếu không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì thể tích dịch ngoại bào tăng có thể dẫn đến ngộ độc nước cấp).
 -     Thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi làm test với Mannitol


Thận trọng:

-  Trước khi bắt đầu điều trị với Mannitol, phải chắc chắn người bệnh không bị mất nước.

-  Trong lúc truyền cần theo dõi chặt chẽ cân bằng dịch và điện giải, độ thẩm thấu của huyết tương, chức năng thận, dấu hiệu sinh tồn.

-  Nếu lưu lượng dịch truyền vào nhiều hơn lưu lượng nước tiêu thì có thể gây ngộ độc nước. Tác dụng lợi niệu kéo dài của thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bù nước không đủ hoặc giảm thể tích tuần hoàn.

-  Trước khi truyền phải kiểm tra sự tương hợp của các chất thêm vào dung dịch mannitol.

-  Dung dịch Mannitol có bản chất ưu trương, nên chỉ tiêm dung dịch mannitol vào tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô.

Lưu ý: Khi bảo quản dưới nhiệt độ 20°C, dung dịch Mannitol có thể tạo tinh thể Mannitol, tuy nhiên chúng nhanh chóng tan ra khi bao bì được làm ấm trong nước ấm.

Tương tác thuốc: 
Vì mannitol làm tăng sự thải trừ theo đường niệu của lithi, người bệnh đang điều trị bằng lithi cần phải theo dõi đáp ứng với thuốc khi dùng mannitol.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 
Nghiên cứu sinh sản trên động vật chưa được thực hiện với mannitol. Chưa biết mannitol có thể gây hại cho thai hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi dùng cho phụ nữ có thai hay không. Mannitol chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy: Không có dữ liệu

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp, ADR > 1/100

- Tuần hoàn: Tăng thể tích dịch ngoài tế bào, quá tải tuần hoàn (khi dùng liều cao). Viêm tắc tĩnh mạch.

-  Toàn thân: Rét run, sốt, nhức đầu.

-  Chuyển hóa: Mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm-toan.

-  Cơ xương: Đau ngực.

-  Mắt: Mờ mắt. 

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

-  Tại chỗ: Thuốc ra ngoài mạch có thể gây phù và hoại tử da.

-  Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.

-  Thận: Thận hư từng 6 do thám thấu, suy thận cấp (khi dùng liều cao).

-  Khác: Phản ứng dị ứng: Mày đay, choáng phản vệ, chóng mặt. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR

-  Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong khi truyền dịch mannitol và phải truyền chậm.

-  Phải giảm tốc độ truyền nếu người bệnh kêu nhức đầu, buồn nôn…

-  Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Tương kỵ: 

Không được truyền mannitol cùng với máu toàn phần

Quá liều và cách xử trí: Ngừng ngay việc truyền mannitol, điều trị triệu chứng.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Nhiệt độ không quá 30°C. Tránh để đóng băng.

ĐỂ XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG 
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN, XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ 
THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC sĩ

Sản xuất tại: 
CÔNG TY CP FRESENIUS KABI BIDIPHAR
 Khu vực 8, phường Nhơn Phú, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định - Việt Nam 
Tel: 056.2210645* Fax: 056.3946688

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá