Rx Thuốc bán theo đơn
GLUCOSE 10%
*Thành phần:Công thức bào chế cho 100ml thành phẩm:
Glucose monohydrate tương đương glucose khan4.............. 10g
Nước cất pha tiêm vđ............................................................ 100ml
*Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền
*Quy cách đóng gói: Chai 500ml, chai 250ml.
*Dược lực học:
-Glucose là đường đơn 6 cacbon, dùng điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được dùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Glucose còn được dùng để điều trị chứng hạ đường huyết và sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
*Dược lực học
-Glucose chuyển hóa thành carbon dioxit, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.
*Chỉ định:
-Phòng và điều trị hạ đường huyết.
-Mất nước hoặc mất nước kèm theo có nhu cầu cao carbohydrat.
-Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.
-Dùng để pha loãng các sản phẩm thuốc tương thích.
*Liều dùng, cách dùng:
Liều dùng
Liều dùng và tốc độ truyền glucose 10% phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Chỉ định sử dụng, lứa tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng.
Người lớn và người cao tuổi:
Chỉ dẫn liều dùng cho người có cân nặng trên 70kg
Chỉ định | Liều dùng bân đầu. | Tốc độ truyền | Khoảng thời gian điều trị |
Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng. | Từ 500ml đến 3000ml/ ngày( Từ 7 đến 40ml/ngày/kg) | Tốc độ truyền khuyến cáo không được vượt quá quá trình oxy hóa glucose của bệnh nhân, vì điều này có thể gây tăng đường huyết: 5mg/kg/phút( 3ml/kg/h) | Không giới hạn về thời gian điều trị- tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh. |
Phòng và điều trị hạ đường huyết. | |||
Mất nước hoặc mất nước kèm theo nhu cầu cacbohydrat. | |||
Dùng để pha loãng các sản phẩm tương thích. | Từ 50 đến 250 ml trên liều dùng | Tùy thuộc vào thuốc pha loãng cùng | Tùy thuộc vào thuốc pha loãng cùng |
*Thể tích lớn nhất trong khuyến cáo nên dùng trong 24h để tránh chứng loãng máu.
Bệnh nhi:
Tốc độ truyền và thể tích truyền tùy thuộc vào lứa tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng và tình trạng chuyển hóa của bệnh nhân,việc làm và điều trị được kiểm soát bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân nhi.
Chỉ dẫn liều dùng cho bệnh nhân nhi:
Chỉ định | Liều dùng ban đầu | Tốc độ truyền ban đầu | | | |
Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh | TRẻ sơ sinh và mới biết đi(1-23 tháng) | Trẻ em(2-11 tuổi) | Thanh thiếu niên(12-16 đến 18 tuôi) | ||
Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng | *0-10kg thể trọng(BW) 100ml/kg/ngày *10-20kg thể trọng(BW) 1000ml+ 50ml cho mỗi kg thể trọng>10kg/ngày *>20 kg thể trọng (BW) 1500 ml + thêm 20 ml cho mỗi kg thể trọng >20 kg/day | 6-11ml/kg/h(10-18mg/kg/phút) | 5-11ml/kg/h(9-18mg/kg/phut) | 4-8ml/kg/h(7-14mg/kg/phút) | 4ml/kg/h(7-8.5mg/kh/phút) |
Phòng và điều trị hạ đường huyết | |||||
Mất nước hoặc mất nước kèm theo nhu cấu carbohydrat cao | |||||
Dùng để pha loãng các sản phẩm tương thích | Liều ban đầu:50-100ml/liều. Không tùy thuộc vào lứa tuổi. Tốc độ truyền: Tùy thuộc vào thuốc pha loãng cùng, không tùy thuộc vào lứa tuổi. |
LƯU Ý: Thể tích lớn nhất trong liều khuyến cáo nên dùng trong 24h để tránh loãng máu.
Tốc độ truyền khuyến cáo tối đa không được vượt quá quá trình oxy hóa của glucose của bệnh nhân, vì điều này có thể gây tăng đường huyết.
Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, tốc độ truyền thấp hơn so với khuyến cáo có thể được sử dụng để làm giảm nguy cơ gây lợi tiểu thẩm thấu không mong muốn.
Khi thuốc được sử dụng để pha loãng các sản phẩm tương thích khác để truyền tĩnh mạch, chỉ dẫn của thuốc pha loãng cùng sẽ quyết định thể tích truyền phù hợp cho mỗi điều trị.
Cách dùng:
Truyền qua trung tâm tĩnh mạch hoặc ngoại vi.
Glucose 10% truyền tĩnh mạch là dung dịch ưu trương.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch truyền cuối cùng sau khi pha loãng cùng thuốc khác phải được tính toán khi dùng cho đường tĩnh mạch ngoại vi.
Việc tăng dần tốc độ truyền nên đươc xem xét khi truyền các dung dịch chứa glucose.
Các phòng ngừa trước khi dùng thuốc
Kiểm tra cảm quan trước khi sử dụng.
Các dạng thuốc tiêm truyền nên được kiểm tra cảm quan và các tiểu phân và sự đổi màu trước khi truyền, kiểm tra tính nguyên vẹn của bao bì. Chỉ sử dụng khi dung dịch trong, không có các tiểu phân nhìn thấy, không có các bao bì hư hỏng. Phải truyền ngay khi cắm bộ truyền dịch vào.
Dung dịch phải được truyền với thiết bị vô trùng và sử dụng kỹ thuật vô trùng.Các thiết bị truyền nên có giải pháp ngăn ngừa không khí vào hệ thống.
Việc bổ sung chất điện giải nên theo nhu cầu lâm sàng của từng bệnh nhân.
Các thuốc khác có thể thêm vào được ngay trước khi truyền hoặc trong quá trình truyền thong qua cổng thích hợp. Khi trộn lân với thuốc khác, áp suất thẩm thấu cuối cùng của hỗn hợp phải được đo lường trước khi truyền.Việc sử dụng các dung dịch có áp suất thẩm thấu cao có thể gây kích ứng tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch.
Việc pha loãng với các thuốc khác bắt buộc phải tiến hành vô trùng và cẩn thận,kỹ lưỡng.Dung dịch sau khi pha loãng phải được sử dụng ngay lập tức.Dung dịch sau pha loãng có thể truyền theo tĩnh macgj trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.
Kiểm soát:
Việc điều trị nên tiến hành dưới sự giám sát thường xuyên và cẩn thận. Các thong số lâm sàng và sinh học, đặc biệt nồng độ glucose huyết, cân bằng dịch và điện giải nên được theo dõi thường xuyên và trong suốt quá trình điều trị.
*Chống chỉ định:
-Bệnh nhân tiểu đường mất bù, đái tháo nhạt.
-Hôn mê tăng thẩm thấu
-Chứng loãng máu,tăng lượng nước ngoài tế bào, tăng dung lượng máu lớn.
-Tăng đường huyết và tăng lactat máu.
-Suy thận nặng
-Suy tim mất bù
-Phù( Bao gồm phù phổi và phù não) xơ gan cổ trướng.
-Không dung nạp glucose
-Các trường hợp quá mẫn với các hoạt chất của thuốc.
-Cần xem xét các chống chỉ định có liên quan đến các sản phẩm thuốc pha loãng cùng dung dịch glucose 10%.
-Tình trạng mất nước nhược trương nếu chất điện giải không được bù đắp.
-Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
-Mê sảng do mất nước kèm ngộ độc rượu cấp.
*Thận trọng:
-Phải theo dõi đều đặn đường huyết,cân bằng nước và các chất điện giải, cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
-Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua 1 bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc tắc nghẽn.
-Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể gây rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, magnesi huyết, phosphor huyết.
-Truyền kéo dài hoặc quá nhanh một lượng glucose ưu trương có thể làm mất nước tế bào do tăng đường huyết.
*Tương tác thuốc
-Cần tính toán đến ảnh hưởng của glucose lên đường huyết và cân bằng nước, điện giải cho những bệnh nhân đang điều trị các thuốc khác mà có tác dụng kiểm soát đường huyết,cân bằng dịch, điện giải.
-Dùng đồng thời thuốc catecholamine và steroids làm giảm hấp thu glucose.
*Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú;
-Dùng được cho người có thai và an toàn cho người có con bú
*Tác động khi lái xe và vận hành máy móc:
-Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.
*Tác dụng không mong muốn:
-Sử dụng dung dịch glucose 10% có thể dẫn tới
- Tăng đường huyết
- Rối loạn cân bằng dịch
- Rối loạn điện giải
Các tác dụng không mong muốn trong quá trình lưu hành thuốc đã được báo cáo và liệt kê trong bảng sau theo mức độ nghiêm trọng
Cơ quan bị ảnh hưởng | Tác dụng không mong muốn | Tần suất |
Rối loạn hệ thống miễn dịch | Phản ứng phản vệ Qua mẫn (Biểu hiện tiềm tàng ở những bệnh nhân dị ứng với ngô) | |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rối loạn điện giải Tăng đường huyết Chứng loãng máu Tăng thể tích tuần hoàn | |
Rối loạn da và mô dưới da | Đổ mồ hôi Phát ban | |
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm | Ớn lạnh,run rẩy Sốt, phản ứng sốt Nhiễm trùng vị trí tiêm Viêm tắc tính mạch Viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm truyền Ban đỏ tại chỗ tiêm truyền | |
Đang điều tra | Đường niệu | |
Các tác dụng không mong muốn khác đã được báo cáo khi sử dụng dung dịch tiêm truyền glucose:
-Hạ natri máu, có thể là triệu chứng.
-Suy gan, xơ gan, xơ hóa gan, ứ mật, gan nhiễm mỡ, tăng bilirubin huyết thanh, tăng men gan, sỏi mật, túi mật.
-Tắc mạch phổi.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
*Qúa liều:
-Sử dụng quá liều glucose có thể dẫn tới tăng đuồng huyết và đái tháo đường. Qúa nhiều glucose trong máu có thể gây khử nước, rối loạn tinh thân nặng có thể gây tử vong.
-Trong trường hợp quá liều glucose, chỉ định liều thích hợp insulin để làm giảm lượng glucose trong máu.
*Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Không dùng thuốc quá hạn dùng
Nếu quan sát thấy dung dịch vẩn đục thì không được dùng.
*Bảo quản: Nhiệt độ không quá 30̊°C, tránh ánh sáng.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ
THUỐC CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SỸ
Sản xuất tại :
CÔNG TY CỔ PHẨN FRESENIUS KABI BIDIPHAR
Khu vực 8 – Phường Nhơn Phú – Tp. Qui Nhơn – Tỉnh Bình Định – Việt Nam
Tel: 056.2221166 * Fax: 056.2220498
Hình ảnh:
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá